Các nhà khoa học lâm sàng đã thống kê các loại hải sản dễ gây dị ứng là: nghêu, ngao, cua, trai, bạch tuộc, hàu, sò, tôm, mực...
Dị ứng hải sản có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, mọi tình trạng sức khỏe, nhưng phổ biến nhất ở người trưởng thành, thậm chí có thể phát triển mức độ dị ứng theo thời gian. Điểm cần chú ý là: bạn có thể ăn tôm và các loại hải sản kể trên hàng năm trời mà không có vấn đề gì, nhưng vào 1 lần nào đó bạn lại bị dị ứng. Một khi đã dị ứng với 1 loại hải sản thì sẽ thường bị dị ứng trong suốt phần đời còn lại.
Có những yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng là: trong gia đình có người bị dị ứng hải sản thì bạn sẽ có tỷ lệ bị dị ứng cao hơn. Dị ứng hải sản cũng phổ biến ở nữ trưởng thành hơn. Khả năng dị ứng cao hơn ở các bé trai so với các bé gái.
Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn vào có dấu hiệu dị ứng cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc.
Những nguyên tắc 'sống còn' khi ăn hải sản để khỏi chết người
Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn vào có dấu hiệu dị ứng cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc.
Khi đi du lịch, bạn cần xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến món ăn đặc biệt những món có kết hợp nhiều nguyên liệu. Việc này giúp bạn tránh ăn phải hải sản, hoặc đề nghị nhà hàng không cho hải sản vào những món đó. Hoặc mang theo một số thuốc chữa dị ứng đơn giản bên cạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn bị dị ứng hải sản cũng cần phải tránh xa khu vực nấu nướng. Bởi có thể khi hít phải mùi của món hải sản vẫn có thể gây dị ứng. Tuyệt đối không ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histamine xâm nhập.
Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.
Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Dị ứng hải sản thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Mức độ bị dị ứng nặng hay nhẹ ở từng người có sự khác nhau.
Nổi bật nhất là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Các trường hợp dị ứng hải sản tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bạn bị dị ứng hải sản cũng cần phải tránh xa khu vực nấu nướng. Bởi có thể khi hít phải mùi của món hải sản vẫn có thể gây dị ứng. Tuyệt đối không ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histamine xâm nhập. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo ThS.BS Đông y Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) khi biết dị ứng, ngộ độc hải sản trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ bằng cách gây nôn.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng biện pháp sơ cứu như uống nhiều nước, những bài thuốc dân gian để trị bệnh như cho uống nước cam, chanh, trà gừng hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt sẽ giúp trung hòa bớt độc tính.
Dùng lá tía tô tươi 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự với trường hợp ngộ độc cá, tôm, sò, ốc… Ngoài ra, có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong trường hợp dị ứng hải sản có biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang cần thải trừ độc tố.
Thuốc cầm tiêu chảy khiến tác nhân gây bệnh bị thải hồi rất chậm làm tình trạng nặng hơn. Phân không được tống xuất ra ngoài, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, nôn nhiều...
(Nguồn: vietnamnet.vn)