Giám đốc CDC Hà Tĩnh nói về phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ
Theo Thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh, nguồn nước nhiễm bẩn, môi trường ô nhiễm nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong và sau mưa lũ ở Hà Tĩnh thường rất lớn.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh, nguồn nước nhiễm bẩn, môi trường ô nhiễm nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong và sau mưa lũ ở Hà Tĩnh thường rất lớn.
Năm 2024, tình hình dịch bệnh trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi bùng phát, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân. Nhận định sớm tình hình dịch, ngay từ đầu năm, ngành Y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn tỉnh chủ động triển khai nhiều giải pháp, kiểm soát tốt dịch bệnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế Hà Tĩnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã được khống chế, 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới.
Từ ngày 9/8/2024 đến nay, ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không ghi nhận ca mắc mới.
Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ, không để dịch bệnh xâm nhập, bùng phát, lây lan trên địa bàn tỉnh; Sở Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh, yêu cầu các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
Sự xuất hiện ổ dịch tại TX Kỳ Anh và thời tiết thất thường làm tăng nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết ở Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đã phỏng vấn Giám đốc CDC Hà Tĩnh để cảnh báo về dịch bệnh này.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh (CDC Hà Tĩnh), từ ngày 21/7 đến nay, trên địa bàn thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh xuất hiện 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Đây được xác định là ổ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.
Thưa quý vị và bà con! Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh lây sang người lành.
Ngay sau khi có thông tin ca bệnh nghi mắc bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai sớm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên. Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan kéo dài, trên diện rộng, Cục Y tế dự phòng vừa có văn bản gửi Sở Y tế Nghệ An, Sở Y tế Bắc Giang và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu. Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị các đơn vị chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau:
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 9 ca mắc sốt xuất huyết. Dù chưa xuất hiện ổ dịch, song ngành y tế khuyến cáo người dân không chủ quan vì dịch có thể xuất hiện quanh năm.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, ... trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%. Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Bệnh do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh ho gà. Nguyên nhân là do trẻ chưa tiêm chủng, tiêm chưa đủ liều hoặc chưa đến tuổi tiêm.
Để chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết vào mùa và hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” 15/6/2024. Chiều ngày 21/5, tại phường Kỳ Long, UBND thị xã Kỳ Anh đã tổ chức lễ phát động toàn dân ra quân vệ sinh môi trường diệt loăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch sốt xuất huyết. Dự lễ phát động có thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể thị xã Kỳ Anh và các xã, phường trên địa bàn cùng gần 500 người dân tham gia.
Nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, bất kỳ thực phẩm nào nếu không bảo quản đúng quy cách đều có thể ôi thiu gây ngộ độc thực phẩm. Để hạn chế những nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình, thì tất cả mọi người cần trang bị cho mình các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là vào mùa nắng nóng.