TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
Kiểm soát dịch bệnh 15:06 06/01/2023 (402)

Tăng cường công tác phòng chống dịch trong dịp Tết và mùa lễ hội

Theo thông tin từ hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm Việt Nam, trong các tháng gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện các biến thể mới; đồng thời các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác tiếp tục được ghi nhận tại nhiều quốc gia như: dịch Ebola tại Uganda, bệnh bại liệt (chủng hoang dại) tại khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, dịch tả tại Sudan, bệnh Đậu mùa khỉ tại khu vực châu Âu, Mỹ. Tại nước ta, trong những tháng tới, đặc biệt trong dịp đầu năm mới 2023, Tết Quý Mão và mùa lễ hội năm 2023 sự giao lưu, đi lại, thương mại qua biên giới ở nước ta có xu hướng gia tăng. Do vậy, nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta là rất lớn.

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, bùng phát dịch trong cộng đồng; thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 30/12/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Sở Y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung sau:

                                                Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh

 Tiếp tục thực hiện nghiêm các hoạt động kiểm dịch y tế quy định tại Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất để đảm bảo tốt cho hoạt động kiểm dịch y tế và cập nhật kế hoạch dự phòng liên ngành đáp ứng kịp thời khi ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu, chuẩn bị sẵn sàng các phương án để xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng. Cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi được ghi nhận gần đây, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phối hợp phòng chống ngay tại cửa khẩu hoặc phối hợp với các đơn vị y tế khác xử lý ổ dịch không để bùng phát tại cộng đồng. Tăng cường giám sát COVID-19 nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường (số mắc, diễn biến nặng hoặc nhập viện, tử vong tăng bất thường theo thời gian, khu vực địa lý, đối tượng cụ thể...), trên cơ sở đó chủ động, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các bệnh viện có khả năng xác định biến thể mới của COVID-19 lấy mẫu giám sát, nghiên cứu phát hiện biến thể/biến chủng mới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo đúng kế hoạch đề ra theo yêu cầu của Chính phủ, nhất là tiêm cho nhóm từ 5 đến dưới 18 tuổi. Rà soát, cập nhật các thông điệp truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, tại cộng đồng để giúp người dân biết, chủ động phòng chống, hợp tác với nhân viên y tế phù hợp với tình hình dịch. Có kế hoạch, phân công cán bộ, tổ chức trực phòng chống dịch đầy đủ trong thời gian Tết. Tiếp tục thực hiện việc thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Bệnh viện - Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để chủ động giám sát các biến thể/biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 tại Việt Nam; tiếp nhận mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh, thành phố để xét nghiệm giải trình tự gen xác định biến thể mới. Báo cáo ngay về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) và thông báo cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố các trường hợp mắc biến thể/biến chủng mới để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch (nếu ghi nhận).

Thành Vinh







Cùng chuyên mục