CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
Sức khỏe trẻ em 16:19 08/08/2021 (879)

Chế độ ăn tăng cường miễn dịch cho trẻ trong dịch COVID-19

Dịch COVID-19 có diễn biễn phức tạp, nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ băn khoăn về chế độ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch giúp bé khỏe mạnh. Vậy nên cho bé ăn gì, ăn như thế nào... dưới đây là những gợi ý để bạn đọc tham khảo.
Hệ miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi cơ thể khỏe mạnh, tạo đầy đủ kháng thể chống bệnh. Do đó, chế độ ăn phòng bệnh chính là chế độ ăn lành mạnh cho cơ thể, kèm với môi trường sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí, tránh gây căng thẳng cho trẻ.
Cân đối đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Như vậy, có thể nói chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ, tùy theo lứa tuổi có thể nấu cho trẻ những bữa ăn đủ năng lượng, đạm, dễ tiêu hóa và phù hợp với sở thích của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ, cho rằng nên ép trẻ ăn nhiều hơn chút để bé không gầy và đủ lượng thức ăn đảm bảo dinh dưỡng.. Tuy nhiên điều này không hẳn đúng vì mỗi bé sẽ có sự hấp thu, khẩu vị riêng, không bé nào giống bé nào.
Cha mẹ cần lưu ý cho bé ăn đủ khẩu phần và đảm bảo các nhóm chất như chất béo - đặc biệt là các chất béo không no Omega 3, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó trẻ cũng phải được nghỉ ngơi, vận động và sinh hoạt điều độ. Cơ thể khỏe mạnh thì sức đề kháng sẽ tốt.


Thông thường trong khẩu phần ăn của bé nên cân đối đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như bột đường có trong sữa, đậu, khoai, bắp… là nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của trẻ, chất đạm (protein) có trong thịt, cá, trứng… giúp điều hòa sự cân bằng nước và hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể. Đặc biệt, sữa mẹ là nguồn chất đạm dồi dào cho trẻ. Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng, đặc biệt là trẻ em, có thể cho trẻ ăn nhiều loại rau củ, trái cây để “tích trữ” nhóm thực phẩm này.
Do đó nên tăng cường thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng, nhưng cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc , tránh mua phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh dễ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Đối với việc chế biến thức ăn cũng cần được lưu ý các món ăn, cách chế biến như mềm, dễ ăn, tránh cho bé ăn cứng hoặc đặc nếu đang độ tuổi mọc răng... dẫn đến bé không tiêu hóa, không thích ăn hoặc ăn không đủ khẩu phần...
Bổ sung chất béo cho bé như nào?
Nhiều cha mẹ lo con béo phì nên dễ bỏ qua chất béo nhưng điều này là một sai lầm. Chất béo là thành phần chủ yếu của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Chất béo sẽ giúp cho các tế bào não phát triển, cấu tạo nên một số hormon như: testosterone, cortisol… chất béo còn hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu mỡ như Vitamin A, D, E và K.
Nhưng chú ý, tùy từng bé mà bổ sung chất béo cho hợp lý, có thể bổ sung ít hoặc vừa đủ chất béo cần thiết, tránh cho bé ăn quá nhiều chất béo dễ dẫn đến nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, thoái hóa chức năng gan hoặc kiêng khem không cho bé chất béo. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ lượng nước và dịch qua thức ăn cho trẻ về sẽ giúp cho hệ hô hấp hoạt động tốt cũng như việc thải độc của cơ thể được tốt hơn.
Chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi của bé
Đối với bé khỏe mạnh bình thường nên chọn chế độ ăn theo khuyến cáo của lứa tuổi là sẽ đáp ứng được khoảng 95% nhu cầu.
-Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, sữa mẹ là thực phẩm giúp bé có sức đề kháng tốt nhất vì vậy các mẹ hãy duy trì cho trẻ bú mẹ. Giai đoạn tập ăn của trẻ, tốt nhất các bà mẹ hãy đưa trẻ đến chuyên gia dinh dưỡng để có thể tầm soát và xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bé.
-Đối trẻ từ 3-5 tuổi, ngoài cung cấp đủ lượng sữa , cung cấp cho trẻ đường, muối, sữa, ngũ cốc, rau củ, dầu mỡ,… bổ sung nước mỗi ngày.
-Đối trẻ từ 6-11 tuổi, đây là độ tuổi trẻ đi học, vui chơi, hoạt động rất nhiều nên ngoài thực đơn như trẻ 3-5 tuổi, cần tăng lượng thức ăn lên như ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến từ 160-260g glucid, rau xanh, các loại củ, trái cây từ 200-300g, thịt, trứng, thủy/hải sản, các loại hạt; sữa và các chế phẩm từ sữa khoảng 28-42g protein hoặc 400-600g canxi, đường dưới 15g, muối dưới 4g,…
-Đối với bé có bệnh lý đặc biệt hoặc thể chất đặc biệt, sẽ biểu hiện là có rối loạn tăng trưởng thì cần khám chuyên khoa dinh dưỡng để tư vấn cụ thể, nhất là với trẻ đang điều trị các bệnh mạn tính.
Lời khuyên thầy thuốc
Dù bé bất kỳ nhóm tuổi nào cũng nên chia các bữa ăn thành một bữa chính và các bữa ăn phụ trong ngày, cân đối 4 nhóm dinh dưỡng, cung cấp đạm động vật và đạm trứng sữa vì dễ hấp thu và có giá trị sinh học cao. Các chất béo không no như cá béo, quả bơ, các hạt giàu béo (ôliu, hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, hạt chia, hạt điều, đậu phộng)... cũng là trợ thủ đắc lực cho hệ miễn dịch.
Trong giai đoạn trẻ bị ốm, hay ăn uống kém, có thể sử dụng thêm các loại sữa cao năng lượng hay thực phẩm bổ sung cao năng lượng và có vi chất đầy đủ để bồi dưỡng cho cơ thể.
 

Cùng chuyên mục