Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.
Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15gam/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
Tăng cường hoạt động thể lực
Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Bỏ thói quen xấu
Không hút thuốc, hạn chế bia, rượu là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Mọi người phải chủ động kiểm tra huyết áp của mình, không đợi đến lúc có triệu chứng cơ năng mới đo huyết áp. Nếu biết bệnh, phòng ngừa điều trị tốt thì giảm các biến cố tim mạch. Nhất là với gia đình có tiền sử cao huyết áp, con cái cũng cần chú ý, kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ.
Trung tâm KSBT