CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
Huyết Áp 16:37 07/11/2017 (1896)

Tại sao cần thường xuyên kiểm tra huyết áp?

1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới là do các bệnh về tim mạch. Nguy cơ phát triển bệnh tim mạch phụ thuộc trực tiếp vào mức độ huyết áp. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu được vai trò của kiểm tra huyết áp, và dưới đây là một số sai lầm họ thường mắc phải:


Sai lầm 1: Chưa bị “cao huyết áp” thì không cần thiết kiểm tra huyết áp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Càng phát hiện bệnh sớm, khả năng chữa bệnh càng nhanh và hiệu quả.

Ví dụ, khi thấy huyết áp có dấu hiệu tăng cao, có thể kịp thời áp dụng những biện pháp nhằm ổn định huyết áp: bỏ thuốc và rượu, vận động nhiều hơn, bỏ ăn mặn, thực phẩm hun khói, mỡ và bắt đầu ăn dầu ô liu, cá, rau củ và hoa quả.

Thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nặng.

Thường xuyên hơn cả là ảnh hưởng tới tim và mạch máu não, mắt và thận, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim và thận, các vấn đề về thị giác dẫn đến mù lòa. Vì thế trong nhà bạn nên có một máy đo huyết áp.

Sai lầm 2: Huyết áp không tăng khi cảm thấy khỏe mạnh

Mặc dù thực tế khi huyết áp tăng sẽ kèm theo một số triệu chứng - nhức đầu, xuất hiện màng mờ trước mắt, mất ý thức, khó thở, chóng mặt, tức ngực, mạch nhanh, chảy máu từ mũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với nhiều người, hoàn toàn không có những dấu hiệu đã nêu - đó chính là một kẻ giết người thầm lặng.

Vì vậy, đo huyết áp thường xuyên (tốt nhất là hàng ngày) nên được thực hiện như việc đánh răng của bạn vậy. Ngay có khi cảm thấy khỏe mạnh, bạn cũng vẫn nên đo huyết áp.

Sai lầm 3: Chỉ khi huyết áp tăng quá cao mới nguy hiểm.

Còn khi huyết áp liên tục tăng, nhưng không quá cao thì không nguy hiểm. Đó đơn giản là áp lực công việc.

Huyết áp lý tưởng là 120/80 mm Hg, bình thường – không thấp hơn 140/90 (theo khuyến cáo của WHO, những còn số này là cơ
sở để chẩn đoán “tăng huyết áp”). Các chỉ số cao hơn cho biết mức độ bệnh vừa phải hoặc cao, mức độ thứ ba của bệnh là (180/110).

Huyết áp có thể tăng cao hơn do tác động của hút thuốc, muối dư thừa và chất béo trong chế độ ăn uống, stress, ít vận động.

Một số bệnh khác như tiểu đường, béo phí cũng có thể tăng nguy cơ này. Do vậy, huyết áp vượt quá 140/90, đơn giản không phải là do công việc.

Cần biết rằng với sự gia tăng huyết áp tâm thu trên 20 mm Hg. st, và tâm trương - 10 đơn vị, nguy cơ tử vong sớm tăng gấp 2 lần. Và nếu huyết áp gia tăng không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thì nguy cơ kết quả chết người gấp 4 lần!

Sai lầm 4: Máy đo huyết áp điện tử thường không chuẩn xác, vì thế tốt hơn là sử dụng thiết bị cơ.

Ở bất kỳ thiết bị nào nếu chúng được sử dụng không đúng cũng đều cho kết quả không chuẩn xác. Những quy tắc này rất đơn giản, nhưng là bắt buộc khi sử dụng.

Đo huyết áp khi ngồi hoặc nằm sau ít nhất là 5 phút nghỉ ngơi. Không hoạt động mạnh, hút thuốc, uống cà phê. Cần giữ cánh tay cong ở khuỷu. Lý tưởng nhất là huyết áp được đo 2 lần trong khoảng thời gian là vài phút. Nếu kết quả khác nhau trên 5mmHg, thì sau 2 phút đo lại lần thứ 3 và tính giá trị trung bình của ba lần đo đó.

(Nguồn: dantri.com.vn)

Cùng chuyên mục